Lịch sử hoạt động I-1 (tàu ngầm Nhật)

1926 - 1936

Vào lúc nhập biên chế, I-1 được điều về Quân khu Hải quân Yokosuka.[5][6] Nó cùng tàu chị em I-2 được phân về Đội tàu ngầm 7 thuộc Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội, trong thành phần Hạm đội Liên hợp vào ngày 1 tháng 8, 1926.[5][6] Đội khu trục 7 lại được điều về Đội phòng vệ Yokosuka trực thuộc Quân khu Hải quân Yokosuka vào ngày 1 tháng 7, 1927,[5] và đến ngày 15 tháng 9, Đội khu trục 7 lại được điều động sang Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Nhị hạm đội.[7] I-1 được cho tách khỏi Đội tàu ngầm 7 và trực thuộc Quân khu Hải quân Yokosuka,[5] rồi gia nhập trở lại vào ngày 10 tháng 9, 1928.[5] Lúc 10 giờ 35 phút ngày 28 tháng 11, 1928, trong khi Đội tàu ngầm 7 quay trở về cảng Yokosuka trong bối cảnh biển động mạnh và tầm nhìn kém, I-1 bị mắc cạn ngoài khơi Yokosuka,[5][6] và bị hư hại nhẹ.[6] Cho dù không bị ngập nước, con tàu vẫn được đưa vào ụ tàu để kiểm tra.[6] Vào ngày 5 tháng 11, 1929, nó được cho xuất biên chế và đưa về thành phần dự bị,[5][6] và đến ngày 30 tháng 11, Đội tàu ngầm 7 được điều về Đội phòng vệ Yokosuka trực thuộc Quân khu Hải quân Yokosuka.[5]

Đang khi trong thành phần dự bị, I-1 được hiện đại hóa, thay thế động cơ diesel do Đức chế tạo và toàn bộ dàn ắc-quy bằng sản phẩm nội địa.[6] Vào ngày 1 tháng 8, 1930, Đội tàu ngầm 7 được phối thuộc trở lại cùng Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội, thuộc thành phần Hạm đội Liên hợp. [5] Sau khi hoàn tất việc nâng cấp, I-1 được tái biên chế vào ngày 15 tháng 11, 1930[5][6] và gia nhập trở lại Đội tàu ngầm 7. Đến ngày 1 tháng 10, 1931, đơn vị này lại được điều động sang Đội phòng vệ Yokosuka trực thuộc Quân khu Hải quân Yokosuka,[5] nhưng quay trở lại Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội vào ngày 1 tháng 12, 1931.[5] Một lượt điều động thứ ba sang Đội phòng vệ Yokosuka trực thuộc Quân khu Hải quân Yokosuka lại diễn ra từ ngày 1 tháng 10, 1932[5] đến ngày 15 tháng 11, 1933[5] hoặc 15 tháng 11, 1934.[6]

Vào ngày 29 tháng 3, 1935 I-1 khởi hành từ Sasebo, để cùng các đồng đội thuộc Hải đội Tàu ngầm 1, bao gồm I-2 và I-3 thuộc Đội tàu ngầm 7 cùng I-4, I-5I-6 thuộc Đội tàu ngầm 8, thực hiện một chuyến đi huấn luyện tại vùng biển Trung Quốc.[5][8][9][10][11][12] Chúng kết thúc chuyến đi huấn luyện khi về đến Sasebo vào ngày 4 tháng 4, 1935.[5][8][9][10][11][12] Đến ngày 15 tháng 11, 1935, Đội tàu ngầm 7 được điều về Hải đội Phòng vệ Yokosuka trực thuộc Quân khu Hải quân Yokosuka,[5] cùng trong ngày này I-1 lại được cho xuất biên chế và đưa về thành phần dự bị để tái cấu trúc.[5][6]

Trong đợt nâng cấp thứ hai này, hệ thống sonar của I-1 do Hoa Kỳ chế tạo được thay thế bằng kiểu sản xuất trong nước, và tháp chỉ huy có hình dáng suôn thẳng hơn.[6] Đội tàu ngầm 7 được điều động quay trở lại Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất hạm đội vào ngày 20 tháng 1, 1936,[5] và I-1 sau khi hoàn thành việc hiện đại hóa được tái biên chế và gia nhập trở lại đơn vị này vào ngày 15 tháng 2, 1936.[5][6] Vào ngày 27 tháng 3, 1937, I-1 rời Sasebo để cùng các chiếc I-2, I-3, I-4, I-5 và I-6 hoạt động huấn luyện tại khu vực Thanh Đảo, Trung Quốc.[5][8][9][10][11][12][13] Chúng kết thúc đợt huấn luyện khi về đến vịnh Ariake vào ngày 6 tháng 4, 1937.[5][6][8][9][10][11][12]

Chiến tranh Trung-Nhật

Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ sau khi xảy ra sự kiện Lư Câu Kiều (cầu Marco Polo) vào ngày 7 tháng 7, 1937.[13] Đến tháng 9, 1937, Hải đội Tàu ngầm 1 được điều sang Đệ Tam hạm đội[14] và phối thuộc cùng Hạm đội khu vực Trung Quốc để hoạt động tại vùng biển Trung Quốc.[14] Hải đội, bao gồm các tàu I-1, I-2, I-3, I-4, I-5 và I-6,[14] đã được phái đến căn cứ tại Hong Kong cùng với các tàu tiếp liệu tàu ngầm ChōgeiTaigei vào tháng 9, 1937.[14] Từ căn cứ này, các tàu ngầm tham gia phong tỏa Trung Quốc và tuần tra dọc bờ biển phía Đông và phía Nam Trung Quốc.[14]

Từ ngày 20[5] hoặc 21 tháng 8[13] đến ngày 23 tháng 8, 1937, cả sáu chiếc tàu ngầm thuộc Hải đội Tàu ngầm 1 đã hoạt động trong biển Hoa Đông như lực lượng bảo vệ từ xa cho các thiết giáp hạm Nagato, Mutsu, HarunaKirishima cùng tàu tuần dương hạng nhẹ Isuzu làm nhiệm vụ vận chuyển binh lính từ Tadotsu, Shikoku đến Thượng Hải, Trung Quốc.[6] Hải đội Tàu ngầm 1 đặt căn cứ tại Hong Kong cho đến mùa Thu năm 1938.[14] Trong một nỗ lực nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế do cuộc xung đột với Trung Quốc, Nhật Bản cho rút lực lượng tàu ngầm của họ khỏi vùng biển Trung Quốc từ tháng 12, 1938.[14]

1938 – 1941

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: I-1 (tàu ngầm Nhật) http://www.combinedfleet.com/type_j1.htm http://www.combinedfleet.com/I-1.htm http://www.combinedfleet.com/I-2.htm http://www.nzhistory.net.nz/war/bird-class-mineswe... https://www.ijnsubsite.info/I-Sub%20Details/I-1.ht... https://www.ijnsubsite.info/Subdivs/subdiv7.htm https://www.ijnsubsite.info/I-Sub%20Details/I-2.ht... https://www.ijnsubsite.info/I-Sub%20Details/I-3.ht... https://www.ijnsubsite.info/I-Sub%20Details/I-4.ht... https://www.ijnsubsite.info/I-Sub%20Details/I-5.ht...